Gỗ nào dùng để đúc tượng có chất lượng tốt nhất?

go-lam-tuong

Gỗ làm tượng tốt nhất

Ngày nay gỗ là nguồn tài nguyên quý giá từ tự nhiên được sử dụng trong nhiều lĩnh vực đặc biệt là nội thất và các đồ thủ công mỹ nghệ tinh sảo. Các loại tượng thờ cũng đều được làm từ gỗ.

Khi có nhu cầu tượng trong nhà cần phải cân nhắc kĩ khi chọn mua tượng làm bằng gỗ bởi vì không phải cơ sở nào cũng sử dụng gỗ quý để tạc tượng. Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin về các loại gỗ phù hợp nhất để làm tượng Phúc Lộc Thọ để quý khách hàng có thể phân biệt được khi mua hàng.

Gỗ trong thủ công mỹ nghệ là loại nguyên liệu vô cùng quý hiếm bởi những lí do sau:

  • Độ bền cao: ít co giãn, không mối mọt, nếu được bảo quản trong nhà có thể tồn tại nguyên vẹn hàng trăm năm.
  • Đảm bảo an toàn: không ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt một số loại có tinh dầu rất tốt cho sức khỏe (gỗ sưa, gỗ trắc …).
  • Đẹp tinh sảo: vân, thớ, màu rất đẹp, có loại gỗ vân nổi lên như một bức tranh thiên nhiên trao tặng. Đồ dùng lâu ngày, gỗ xuống màu sẫm và đồ càng cũ càng đẹp.
    Vô cùng quý hiếm: càng ngày càng trở lên quý hiếm và đắt.
  • Đồ gỗ mỹ nghệ Đại Kết với 40 năm kinh nghiệm trong nghề luôn cam kết hàng đầu về chất lượng, đúng loại gỗ với giá cả phù hợp cho khách hàng.

Hiện tại, trên thị trường có rất nhiều cơ sở lợi dụng sự thiếu hiểu biết của khách hàng nền dùng gỗ rác để làm tượng mà lại bán với giá cao. Gỗ dùng làm tượng phải là các loại gỗ lõi, có màu sẫm, nặng, cứng, khó thấm nước, đồng thời có khả năng chống sâu, nấm, mối, mọt hơn gỗ rác.

Những loại gỗ phù hợp nhất để làm tượng

Từ lâu, ông cha ta đã dùng gỗ mít để làm đồ thờ như bàn thờ gia tiên, tủ thờ, hoành phi, câu đối, hay tạc tượng, làm các đồ thờ trong đình, chùa, miếu… Ông cha ta có câu ông Đa bà Mít là vậy.

Hiện tại vẫn còn một số ngôi chùa và đình thời Mạc chúng ta thường gặp gỗ mít. Gỗ mít làm cột không bị mục và tiêu tâm. Như vậy xa xưa gỗ mít rất sẵn, có những rừng cây to. Nhân dân Việt Nam bao đời ước ao có “nhà ngói, cây mít”. Trồng mít không mấy kinh tế nhưng thuộc về tâm linh, trong nhà có cây mít như có vị thần che chở.

go-lam-tuong

Mít là một loại gỗ có tính chất cơ lý khá là ổn định, không cong vênh, ít bị mối mọt. Lõi gỗ Mít có màu vàng sáng, để lâu ngả thành màu đỏ sẫm, có mùi thơm nhẹ, mềm, dẻo. Ngày nay, Gỗ mít được dùng rộng rãi trong đời sống như làm tượng Phật, đồ thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm đồ gỗ nội thất khác. Hiện nay gỗ mít đang ngày càng khan hiếm, chủ yếu được khai thác từ các vùng rừng núi Tây Bắc, Trung Bộ và nước Lào.

Cây mít già được chặt rồi đưa ra ao làng sạch sẽ ngâm vài tháng, sau vớt lên để nơi thoáng gió cho dễ khô, cũng phải ở nơi sạch sẽ, bóc vỏ rồi pha cắt theo kích thước của tượng. Nếu thân cây gỗ vừa cỡ tượng thì người thợ chỉ việc đẽo bỏ đi những phần thừa, nếu tượng lớn quá hoặc có những chi tiết nhô ra nhiều (như thế tay và nhất là chân ở thế ngồi kiết già) thì phải ghép nối gỗ với những mộng chốt, lại gắn sơn sống vào những chỗ giáp nối cho liền khối. Có khối lượng ổn định rồi thì tiến hành làm tượng theo mẫu đã có hoặc đã thuộc, hay sáng tác theo hứng của nghệ nhân. Tượng tạc xong rồi mới chuyển sang khâu sơn thếp.

Ngoài gỗ Mít dùng để làm tượng còn các loại gỗ khác làm tượng phổ biến như:

Gỗ Sưa:

Sưa hay còn gọi là trắc thối, huê mộc vàng, huỳnh (hoàng) đàn. Có ba loài gỗ sưa là sưa trắng, sưa đỏ và sưa đen.

  • Sưa trắng có giá trị thấp nhất, sau đó là sưa đỏ
  • Sưa màu đen được gọi là tuyệt gỗ, loài này rất hiếm thấy.

Gỗ sưa là loại gỗ vừa cứng lại vừa dẻo, chịu được mưa nắng, có vân đẹp, mùi thơm thoang thoảng

Gỗ Trắc:

Có ba loại gỗ trắc là trắc vàng, trắc đỏ, trắc đen. Gỗ trắc là loại gỗ cứng, nặng, thớ gỗ mịn. Gỗ rất bền, không bị mối mọt, không cong vênh, khi chà qua giấy ráp thì rất bóng bởi trong gỗ có sẵn tinh dầu.

go-lam-tuong-phat

Gỗ Giáng Hương: Có màu nâu hồng, vân đẹp, đặc biệt có mùi thơm

Gỗ Mun: Gỗ nặng, thớ gỗ rất mịn có màu đen tuyền hoặc đen sọc trắng

Gỗ Gụ:

  • Thớ gỗ thẳng, vân đẹp, mịn, màu vàng trắng, để lâu chuyển màu nâu sẫm
  • Gỗ quý, bền dễ đánh bóng, không bị mối mọt, ít cong vênh
  • Gỗ có mùi chua nhưng không hăng

Gỗ PơMu: Gỗ nhẹ, thớ mịn, vân đẹp, màu vàng có mùi thơm

Gỗ Xoan Đào: Gỗ cứng, chắc, thớ gỗ mịn, vân đẹp, màu hồng đào

Gỗ Sồi đỏ:

  • Dát gỗ từ màu trắng đến nâu nhạt, tâm gỗ màu nâu đỏ hồng
  • Gỗ có ít đốm hình nổi bật vì các tia gỗ nhỏ hơn. Đa số thớ gỗ thẳng

Gỗ Tần Bì:

  • Dát gỗ màu từ nhạt đến gần như trắng
  • Tâm gỗ có màu sắc đa dạng, từ nâu xám đến nâu nhạt hoặc vàng nhạt sọc nâu
  • Vân gỗ thẳng, to, mặt gỗ thô đều

Gỗ Thông: Gỗ mềm, nhẹ, màu vàng da cam nhạt, vân thẳng đều

 

1 Comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*