Sự khác biệt về thành phần hóa học giữa gỗ lá kim và gỗ lá rộng

go-la-kim-go-la-rong

Sự khác biệt về thành phần hóa học giữa gỗ lá kim và gỗ lá rộng

Thành phần hóa học của gỗ cây lá kim cũng như cây lá rộng phụ thuộc vào rất nhiều loại cây. Tuy nhiên nhìn chung giữa cây lá kim và cây lá rộng có một số khác biệt:

Đối với gỗ vùng ôn đới, gỗ cây lá kim chứa nhiều chất trích ly bằng dung môi hữu cơ hơn cây lá rộng. Những chất trích ly của cây lá kim là nhựa trong khi đó ở cây lá rộng không có hoặc rất ít nhựa. Những cấu tử bay hơi có trong đại đa số cây lá rộng, song cũng có một số loại cây lá kim chứa khá nhiều cấu tử dễ bay hơi.

Hàm lượng licnin

Hàm lượng licnin ở gỗ lá kim khoảng 23-33%, ở cây gỗ lá rộng thấp hơn khoảng 15-25%. Trong licnin của gỗ lá rộng hàm lượng nhóm metoxyl cao hơn trong gỗ lá kim. Trong công nghệ nấu cellulose bằng kiềm, licnin bị hòa tan để giải phóng cellulose, nhưng các polisacarit rất dễ bị oxi hóa trong môi trường kiềm, do đó có hiện tượng đứt mạch của các cao phân tử cellulose và sự chuyển hóa của polysaccarit thành axit.

Tác dụng của muối

Dung dịch các muối trung tính tác động lên gỗ ở nhiệt độ dưới 100 độ C trong thực tế cũng giống như nước. Các loại muối mang tính axit gây phản ứng thủy phân; còn muối mang tính kiềm có tác dụng giống như kiềm. Ở nhiệt độ gần 170 độ C muối trung tính cũng gây phản ứng thủy phân mạnh.

Tác dụng của các chất oxi hóa

Oxi trong không khí ở nhiệt động bình thường không có tác dụng lên gỗ. Nếu không bị nấm phá hại thì gỗ có thể tồn tại hàng ngàn năm. Ở nhiệt độ cao gỗ bị nhiệt phân và khi có không khí gỗ sẽ bị cháy.

go-la-kim-go-la-rong

Gỗ có thể phản ứng qua lại với các loại oxi hóa mạnh như permanganat kali, axit cromic… axit nitric đậm đặc. Phản ứng không khí chỉ xảy ra với licnin mà một phần hydrat cacbon cũng bị oxi hóa tạo thành các nhóm cacbonyl và cacbonxyl kèm theo quá trình đứt mạch. Trong điều kiện nồng độ chất oxi hóa và nhiệt độ cao có thể xảy ra sự phân hủy gỗ hoàn toàn để tạo thành các chất hoàn toàn đơn giản như axit cacbonic, axit oxalic.

Tác dụng của các chất khử:

Một số chất có tác dụng khử đối với gỗ được dùng tẩy trắng như hydrosunphit natri. Các chất này tác dụng lên các nhóm cacbonxyl. Với sự có mặt của các chất xúc tác thích hợp, hydro tác dụng lên gỗ và gây ra quá trình phân giải kèm theo thủy phân.

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*