Loại ván nhân tạo nào thông dụng nhất trên thị trường Việt nam hiện nay

van-go-bien-tinh

Trên thị trường ván nhân tạo sản xuất và sử dụng phổ biến ở Việt Nam hiện nay gồm 3 loại chính: ván sợi, ván ghép thanh, ván dăm…

Với sự phát triển của khoa học vào những năm nửa đầu thế kỷ XX, để đáp ứng yêu cầu về gỗ chất lượng cao, cũng như để sử dụng gỗ hiệu quả hơn, ngành công nghiệp sản xuất ván nhân tạo đã ra đời và phát triển với nhiều dạng sản phẩm khác nhau.

Ván nhân tạo được hình thành bằng nhiều phương pháp.

  • Gia công hóa cơ: Ván mộc, ván ghép thanh.
  • Quá trình gia công cơ – lý – hóa: Xẻ, bào, gia công ẩm nhiệt, nén ép, dán.
  • Biến hóa chất bằng sóng điện từ, bằng gia công nhiệt để làm thay đổi cấu tạo, tính chất hóa học của nguyên liệu gỗ.
  • Nguyên liệu được kết cấu với nhau bằng chất kết dính hữu cơ, vô cơ… để tạo ra các nguyên liệu dạng composite gỗ.

Những loại ván nhân tạo chủ yếu trên thị trường hiện nay

1 Ván dán

Là loại ván nhân tạo có sản phẩm có dạng tấm phẳng, gồm ba hoặc nhiều lớp ván mỏng dán vuông góc chiều thớ với nhau, bề dày của ván thường là: 1,5; 2; 2,5; 3; 4; 5; 6; 7; 8; ; 10; 13; 15; 18mm.

Thông thường ván dán thông dụng được tạo bởi sự dán ghép của các tấm ván sàn mỏng ( theo phương pháp bóc) nhờ chất kết dính dán các thanh, tâm gỗ riêng rẽ với nhau gồm: Ván dán từ gỗ xẻ; ván dán từ gỗ bóc (veneer) và ván dán kết hợp giữa gỗ xẻ với ván bóc.

Trong quá trình sản xuất để sản xuất được 1 m³ ván dán cần từ 2,2 m³ đến 3,0 m³ gỗ tròn. Hiện nay, công nghiệp ván dán là một ngành sản xuất quan trọng trong công nghiệp chế biến. Ván dán và các chủng loại sản phẩm từ ván dán được sử dụng rộng rãi trong xây dựng, làm toa xe, tàu thuyền, sản xuất đồ mộc, bao bì và nhiều lĩnh vực khác của nền kinh tế quốc dân như sản xuất sàn gỗ công nghiệp, sàn gỗ tự nhiên và sàn gỗ nhân tạo.

MDF

Hiện nay, ván dán dùng cho đồ mộc cao cấp thường là loại ván dán nhiều lớp, bề mặt sản phẩm được phủ bởi ván lạng hoặc ván bóc có vân thớ đẹp, chất lượng cao.

Sản xuất ván dán thường tập trung theo xu hướng sử dụng các loại gỗ có đường kính nhỏ, ván mỏng và được tạo ra từ máy bóc không có trấu kẹp gỗ, sản phẩm ván dán có kích thước chiều dài và chiều rộng lớn (2440 x 1200; 1830 x 1200mm…)

Ván dăm

Là loại ván nhân tạo được tạo thành bằng cách ép dán các dăm bào từ gỗ hoặc thực vật chứa cellulose nhờ chất kết dính UF hay PF, trong những điều kiện áp suất và nhiệt độ nhất định.

Trong thành phần ván dăm, nguyên liệu chính là gỗ mảnh, xơ, sợi thực vật còn chất kết dính chiếm một tỷ lệ  từ 4-12% ( nếu là chất kết dính tổng hợp) hoặc gần 50% ( nếu là chất dính vô cơ, xi măng). Trong ván dăm có một tỷ lệ chất phụ gia nhất định để làm tăng thêm một số tính chất của ván như: Chất đóng rắn, chống ẩm, chống côn trùng, sâu nấm, chống cháy …

Tùy theo chất kết dính, nguyên liệu ván dăm được phân thành: Ván dăm gỗ, ván dăm tre, ván xơ dừa, ván bã mía, ván xi măng gỗ…

van-soi

Theo cấu tạo ván dán được phân thành: Ván một lớp, ván ba lớp, ván nhiều lớp. Ván ba lớp được hình thành theo nguyên tắc: Ở ngoài mặt dăm nhỏ, tỷ lệ keo nhiều hơn, ở trong dùng dăm thô hơn và ít keo nên kinh tế hơn, ván nhiều lớp thì càng vào giữa dăm càng lớn hơn, tỷ lệ keo càng ít hơn.

Ván dăm (PB) hay còn gọi là partical board là gỗ nhân tạo được sản xuất từ nguyên liệu gỗ rừng trồng (bạch đàn, keo, cao su…), có độ bền cơ lý cao, kích thước bề mặt rộng, phong phú về chủng loại. Mặt ván được dán được phủ bằng những loại vật liệu trang trí khác nhau: melamine, veneer (gỗ lạng)

Hiện nay, ván dăm là ván nhân tạo chủ yếu sử dụng sản xuất đồ nội thất, sản xuất đồ mộc gia đình, công sở. Ván dăm được hình thành bằng quá trình ép dăm gỗ đã trộn keo, tương tự như MDF nhưng gỗ được xay thành dăm, nên chúng có chất lượng kém hơn ván sợi. Mặt ván dăm còn có thể được dán phủ bằng những loại vật liệu trang trí khác nhau như melamine, gỗ lạng (veneer)…

Những nước sản xuất ván dăm, ván nhân tạo nhiều trên thế giới là: Malaysia, Việt Nam, New Zealand, Thái Lan, Úc. Công nghệ dán phủ mặt và cạnh ván thoả mãn nhiều yêu cầu về hình dạng và kích thước, gồm 2 loại sản phẩm: ván dăm trơn và MFC. Ván dăm trơn là loại phổ biến trên thị trường, khi sử dụng thường được phủ veneer, sơn, hoặc phủ PU. Với sản phẩm MFC, hai mặt được phủ một lớp Melamine nhằm tạo vẻ đẹp, chống ẩm và trầy xước.

Ván sợi

Là loại ván được hình thành từ sợi gỗ hoặc thực vật, gỗ đã qua chế biến tạo thành sợi, và phụ gia ép thành ván theo phương pháp ướt hoặc khô, hoặc nửa khô phụ thuộc vào công nghệ tạo ván và ép.

Theo công dụng và khối lượng thể tích, ván sợi được chia thành hai nhóm.

  • Ván sợi mềm (xốp), có khối lượng thể tích nhỏ hơn 400kg/ m³ , dùng để làm vật cách âm, cách nhiệt.
  • Ván sợi cứng có khối lượng thể tích 800-1100kg/ m³, dùng làm vật liệu chịu lực.
  • Ván sợi có khối lượng thể tích trung bình 500-800kg/ m³ dùng để sản xuất đồ mộc.
  • Ván xi măng gỗ, composite gỗ là một hỗn hợp của chất kết dính vô cơ với các phần tử thực vật như: Cát, mảnh, dăm, phoi gỗ, phế liệu nông nghiệp… được liên kết với nhau tạo thành một vật liệu mới có cấu tạo phức tạp hơn với tính chất tổng hợp mới nhưng vẫn giữ nguyên tính riêng của từng thành phần. ván xi măng gỗ thường sản xuất có khối lượng thể tích 400- 850kg/ m³, ván xi măng gỗ thường dùng trong xây dựng có tính cách âm, cách nhiệt, được ép nguội, hoặc ép nóng.

Ván sợi MDF thuộc loại ván nhân tạo có độ bền cơ lý cao, kích thước lớn, phù hợp với công nghệ sản xuất đồ mộc nội thất trong vùng khí hậu nhiệt đới. Ván sợi được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực: sản xuất đồ mộc, trang trí nội thất, xây dựng.

van-soi-ep

Ván MDF được sản xuất qua quá trình ép sợi gỗ xay nhuyễn đã trộn keo, tỷ trọng từ 520-850kg/m3, tùy theo yêu cầu chất lượng, nguyên liệu gỗ, độ dày. Trên thị trường hiện có 3 loại chính: trơn, chịu nước, Melamine.

Ván MDF thường trơn là loại phổ biến nhất, khi sử dụng thường được phủ veneer, sơn hoặc phủ PU. MDF chịu nước cũng thuộc loại MDF trơn, được trộn keo chịu nước trong quá trình sản xuất, thường sử dụng ở nơi có khả năng tiếp xúc với nước hoặc có độ ẩm cao như cánh cửa, đồ gỗ trong nhà bếp. Melamine MDF: hai mặt ván MDF được phủ một lớp Melamine nhằm tạo vẻ đẹp, chống ẩm và trầy xước.

Ván nhân tạo xi măng gỗ phân thành:

  • Ván sợi xi măng gỗ từ sợi gỗ và chất kết dính vô cơ
  • Ván bê tông gỗ: Gồm foil, mảnh gỗ hoặc thực vật và keo vô cơ
  • Ván dăm xi măng gỗ: Gồm xi măng, dăm gỗ và phụ gia, hóa chất kết hợp với nước được sấy và ép ở nhiệt độ 50-800.

Ván mộc, ván ghép thanh

Ván mộc, ván ghép thanh là loại ván nhân tạo được tạo thành bằng cách dán các thanh gỗ bằng keo dán và được sử dụng làm nguyên liệu cho một số ngành chế biến gỗ như sản xuất sàn gỗ tự nhiên ghép thanh, sàn gỗ công nghiệp dán mặt… Tùy theo vật liệu, ván mộc được phân thành ván ghép thanh gỗ, ván ghép thanh tre. Theo kết cấu, ván mộc được phân thành:

  • Ván mộc đặc có ruột là các thanh gỗ, hoặc gỗ xẻ kết hợp với ván mỏng ghép thành.
  • Ván ghép thanh có lỡi rỗng hoặc lõi tổ ong.

van-ghep-thanh

Ván mộc được sản xuất đơn giản, đầu tư thiết bị rẻ tiền. Ván mộc, ván ghép thanh đã được sử dụng rộng rãi trong sản xuất đồ mộc, sàn gỗ, đồ gỗ nội thất, trong xây dựng, làm tàu thuyền, trong nhiều ngành kinh tế khác, ván mộc thường có bề dày từ 16mm đến 50mm và bề rộng từ 1220mm đến 1525mm, chiều dài từ 1800mm đến 2500mm, bề dày của thanh thường kết cấu bằng 1/2 đến 2/3 bề rộng của thanh

Ván ghép thanh (còn gọi gỗ ghép) được sản xuất từ nguyên liệu chính là gỗ rừng trồng, thường là tràm và cao su. Những thanh gỗ nhỏ đã qua xử lý hấp sấy, trên dây chuyền công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, gỗ được cưa, bào, phay, ghép, ép, chà và sơn phủ trang trí. Ván ghép thanh được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất đồ mộc, trang trí nội thất, sản xuất ván sàn và nhiều sản phẩm khác.

Ván gỗ biến tính

Là loại ván được hình thành từ gỗ biến tính để nâng cao tính chất cơ lý và một số tính chất khác của gỗ bằng cách làm tăng khối lượng thể tích, ván có cường độ chịu uốn tĩnh cao, tỷ lệ dãn nở thấp.

Ván gỗ biến tính được hình thành bằng phương pháp nén tự nhiên, tăng được khối lượng thể tích và cường độ chịu uốn tĩnh cao, nhưng tỷ lệ biến dạng đàn hồi lớn sau khi bị ẩm. Bằng phương pháp cơ hóa, gỗ tẩm hóa chất để làm mềm, tăng độ dẻo và được nén để tăng khối lượng thể tích.

van-go-bien-tinh

Gỗ biến tính dưới tác động lý học sẽ làm thay đổi cấu tạo gỗ bằng nến thẳng thớ hay là cho chất độn vào để tăng khối lượng thể tích, tăng tính chất cơ lý của gỗ. Biến tính bằng tác động cơ nhiệt để tăng sự chuyển dịch phân tử, tế bào gỗ nhưng không phá hủy kết nối phân tử gỗ, tức là tăng khả năng biến dạng, người ta xử lý bằng cách làm nóng gỗ khô hoặc hấp gỗ.

Khi cho vào gỗ những chất không tác động liên kết các phân tử của gỗ như: Tẩm dầu mỡ để cho gỗ được tự bôi trơn, tẩm kim loại lỏng vào gỗ để làm chi tiết máy. Nhờ vào tác động hóa học: Cho hóa chất vào gỗ để có sự thay đổi lý hóa trong tế bào làm tăng tính chống ẩm của gỗ, bằng tẩm keo formaldehyd, hoặc chiếu tia γ (gam ma) đưa những cầu ngang vào cấu tạo lignin-hemi cellilose làm giảm độ trương nở gỗ lúc bị ẩm tác động.

 

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*