Gỗ sưa dùng để làm gì? và tại sao lại mắc với giá như vàng

ban-ghe-go-xua

Gỗ sưa hay một số nơi gọi là gỗ huê, gỗ huỳnh, gỗ trắc là loại gỗ thuộc phân nhóm IA trong sách đỏ Việt Nam, loại này bị cấm khai thác mục đích thương mại từ năm 1994.

Gỗ xưa thuộc loại cực quý và hiếm.

Gỗ sưa là loại gỗ cực kỳ quý hiếm, ngày nay cây xưa mọc hoang trên rừng còn rất ít, hầu như là đã bị khai thác hết. Vì giá trị nên người dân săn lùng loại gỗ này ráo riết với mong muốn đổi đời. Mỗi cây sưa 20 năm tuổi trở lên đều có giá hàng chục tỷ đồng , một số lượng nhỏ cây sưa nằm trong các công viên, nhà chùa… được trông coi cẩn thận, nhưng vẫn phải đối mặt với ăn trộm bất cứ lúc nào.

Thời gian gần đây rộ lên những vụ chặt trộm gỗ sưa làm xôn xao dư luận. Xôn xao nhất đó là vụ chặt gỗ sưa tại vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bằng. Báo chí hàng ngày đưa tin về những vụ trộm cây gỗ sưa trị giá hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng.

cay-go-xua

 

Lý giải tại sao gỗ sưa lại có giá trị như vậy?

Cách đây không lâu, từ sau nhiều vụ trộm chặt cây sưa bán sang Trung Quốc, một phái đoàn gồm các nhà khoa học lâm nghiệp của Việt Nam sang Trung Quốc tìm sự thật về cây sưa cùng giá trị của nó, chuyến đi thất bại hoàn toàn sau đó. Sau một thời gian tìm hiểu thì đáp án vẫn chưa có câu trả lời đúng.

Trên các diễn đàn mạng củanhiều ngừoi đồn thổi không biết bao chuyện hão huyền về gỗ sưa. Như người Trung Quốc mua gỗ sưa bán cho mafia, để chúng nghiền thành bột, pha trộn với ma túy, nhằm công dụng của ma túy. Rồi, các siêu đại gia Trung Quốc thu mua gỗ sưa làm chất ướp xác, làm bùa ngải. Thậm chí, hài ước đến nỗi, người ta còn đồn rằng, người Nhật mua gỗ sưa ép lấy dầu dùng cho việc… phóng tàu vũ trụ!

Gỗ sưa dùng pha chế ma túy – Không có cơ sở

Có nhiều luồng tin cho rằng, các  Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan…dùng Huê mộc vàng để ướp xác sau khi tạ thế, còn mafia thu mua nghiền thành bột, cô đặc pha trộn với ma tuý theo một tỉ lệ nhất định để tăng lợi nhuận… khiến gỗ sưa bị săn tìm ngày thêm nóng bỏng.

ban-ghe-go-xua

Một chuyên gia cho biết thông tin dùng gỗ sưa ướp xác là không có cơ sở “ướp xác là phải cây có tinh dầu thơm, cây sưa không có đặc tính ấy. Nói là nghiền để ướp xác là không có căn cứ. Ông cũng cho biết: Gỗ dùng trong các ngôi mộ hợp chất có xác ướp đã được khai quật ở Việt Nam đã xác định là Hoàng đàn rủ, có tên gọi cũ là Ngọc am và tên la tinh là Cupressus funebris.

Giá trị thực của gỗ xưa

Cây gỗ sưa chính là trắc thối Giao Chỉ, một loại gỗ cực quý từ cổ lai hy. Chúng không phải dùng để làm bùa ngải hay ướp xác hay gì cả. Gỗ sưa không cứng, nhưng không mối mọt và thơm rất lâu, có mùi thơm rất quí tộc. Gỗ sưa gọi là thối vì quả nó đốt lên thối um. Phần quý nhất chỉ là lõi gỗ trong của cây, phần giác gỗ sưa cũng như giác gỗ lim không giá trị nhiều.

Đồ cổ làm bằng gỗ sưa vẫn được dân đồ cổ Hà Nội sưu tầm mấy chục năm nay và cực đắt.

Gỗ sưa được yêu quý từ thời Hán, Ngô, nhưng nó chỉ cực quí từ thời Đường. Đại quan chỉ dám đóng bàn thờ, như Giáo Đầu Lâm Xung chỉ huy 80 vạn cấm quân chỉ dám làm tràng hạt mà thôi. Vì làm tràng hạt, nên mẩu nhỏ cũng tận dụng. Chỉ vua chúa (Đế và Vương) mới dám làm tủ, giường, bàn, ghế. Đầu thế kỷ 20, tại Hồng Kông vẫn nhập ở ta về với giá cao nhưng cũng không cực phẩm như Thịnh Đường.

Gỗ sưa đắt là do sự gia tăng nhu cầu từ Trung Quốc

Sự bùng nổ nhu cầu gỗ sưa từ Trung Quốc là nguyên nhân dẫn đến sự đắt đỏ của chúng, tất nhiên sau này nó không còn cực đắt nữa nhưng vẫn là một trong những gỗ đắt nhất.  Do tính chất cây lớn chậm và rất ít cây có lõi đủ kích thước để làm đồ gia dụng có kích thước lớn nên giá vẫn rất cao trên thị trường Việt Nam.

Người Tàu vẫn thường nói với nhau về câu chuyện gỗ sưa. Họ thường kể với nhau rằng, trong những lần khai quật mộ vua chúa ngày xưa, thì nhận thấy quan tài thường được làm bằng gỗ sưa. Vật dụng trong nhà dành cho giới quý tộc cũng thường được sử dụng bằng loại gỗ này.

Do đặc tính gỗ sưa có độ bền cực kỳ cao, ngâm trong bùn, trong nước nhiều năm vẫn không hề bị thấm nước hay mục nát lại không bay mùi hương, khi đặt ngoài nắng cũng không hề nứt tét. Vì thế mà từ ngày xưa Trung Quốc người ta đã ưa chuộng. Người xưa còn quan niệm rằng, gia đình dù giàu có đến mấy, cuộc sống có vương giả đến mấy mà trong nhà không có vật dụng làm bằng gỗ sưa thì cũng chưa đạt đến đẳng cấp thượng lưu trong xã hội.

Từ khóa

  • Tại sao gỗ sưa lại đắt
  • gỗ sưa để làm gì
  • gỗ sưa là gì
  • tác dụng của gỗ sưa
  • gỗ sưa đỏ

1 Comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*