Gỗ Sồi: Xu hướng nội thất mới tại thị trường Việt Nam

go-soi-lam-noi-that

Gỗ Sồi (Oak) có là tên gọi chung của khoảng 400 loài cây thuộc chi Quecus phân bố chủ yếu ở châu Âu và Bắc Mỹ. Cây gỗ Sồi thường cao từ 19,5 – 25,5 m, được khai thác khi cây có tuổi thọ trên 80 năm.

go-soi-xu-huong-noi-that-moi-tai-viet-nam

Gỗ Sồi Xu hướng nội thất mới tại thị trường Việt Nam

Sồi  thường có 2  Sồi loại là Sồi trắng (white oak) và Sồi đỏ (red oak). Sồi trắng có khối lượng trung bình khoảng 769 kg/m3, độ cứng 6049 N, dát gỗ màu nhạt, tâm gỗ từ nâu nhạt đến nâu sậm. Tâm gỗ Sồi trắng có khả năng kháng sâu mọt tấn công do có hàm lượng tannin (chất dùng để thuộc da) cao. Đa số Sồi trắng có vân gỗ thẳng, mặt gỗ từ trung bình đến thô với các tia gỗ dài hơn Sồi đỏ. Sồi đỏ có khối lượng trung bình 753 kg/m3, độ cứng 6583 N, dát gỗ màu trắng đến nâu nhạt, tâm gỗ màu nâu đỏ hồng. Về đặc tính vật lý, gỗ Sồi đỏ cứng và nặng, khả năng chịu lực xoắn và độ chắc trung bình, độ chịu lực nén cao, dễ uốn cong bằng hơi nước. Như vậy, về độ cứng Sồi trắng và Sồi đỏ tương đương nhau. Tuy nhiên, Sồi Trắng (white oak) có độ chống thấm tốt hơn và có đường vân gỗ đa dạng và đẹp hơn, vì vậy gỗ Sồi trắng được ưa chuộng hơn. Gỗ Sồi khi đưa vào sử dụng phải được xử lý đạt độ ẩm dưới 20%, vì ở mức này, nấm hại gỗ không thể phát triển.

Sự thịnh hành của thị trường gỗ sồi tại châu Âu và Mỹ

Tại Châu Âu, giá trị của gỗ Sồi đã được biết đến từ thời Trung cổ với vân gỗ rất đẹp. Ngày nay, gỗ Sồi vẫn được người tiêu dùng phương Tây rất ưa chuộng bởi độ bền cao, chất lượng gỗ tốt. Gỗ Sồi thường dùng để sản xuất đồ nội thất, ván sàn, các tòa nhà khung gỗ và veneer.Theo các chuyên gia về đồ gỗ của Châu Âu, 56% thị phần ván sàn ở châu lục này được làm từ gỗ Sồi và nhu cầu về các loại gỗ này vẫn tiếp tục tăng trong thời gian tới. Nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng ở Châu Âu và Mỹ được trang trí nội thất bằng gỗ Sồi như Hạ viện Anh, Điện Kremlin Nga, Tòa nhà Nghị viện Romania, sàn phòng Oval Nhà Trắng ở Hoa Kỳ…

go-soi-lam-noi-that

Tình hình gỗ Sồi tại thị trường Việt Nam

Tại thị trường Việt Nam trong những năm gần đây, Sồi cũng ngày càng trở nên phổ biến và đang dần thay thế các loại gỗ như xoan đào, căm xe,…vốn rất thịnh hành trước đây. Theo tin từ Bộ Công thương, trong 7 tháng đầu năm 2016, lượng gỗ Sồi nhập về Việt Nam đạt 62,3 triệu USD, tăng 68% so với cùng kỳ năm 201 và là một trong những loại gỗ được nhập về nhiều nhất.

Tại các triển lãm như Vietbuild, Expo… diễn ra tại TP.HCM vừa qua, đồ nội thất làm từ gỗ Sồi của các doanh nghiệp đã thu hút đông đảo khách hàng đến tham quan và mua sản phẩm. Nhiều khách sạn, công trình căn hộ cao cấp như Indochina Park Tower, The Vista, River Garden,… cũng được trang bị nội thất bằng gỗ Sồi.

Kết luận

Từ những mặt trên có thể thấy, Sồi đang trở thành một xu hướng nội thất mới tại thị trường Việt Nam, tác động tích cực vào sự thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng trong nước. Bởi trước đây, từ góc độ tâm lý sở hữu và tiêu dùng, người Việt vẫn cho rằng nội thất làm từ các loại gỗ quý, hiếm mới được coi là sang trọng, giàu có. Chính tâm lý đó đã gián tiếp làm cho nạn chặt phá rừng trái phép gia tăng, các rừng đầu nguồn ngày càng bị đốn hạ nhiều, gây nên sự mất cân bằng sinh thái nghiêm trọng, dẫn đến những thảm họa như bão lụt, lở đất, xói mòn đất,… Vì vậy, xu hướng dùng gỗ Sồi, một nguồn gỗ nhập khẩu hợp pháp và khai thác khoa học ở phương Tây, chính là đang góp phần vào việc bảo vệ môi trường rừng của Việt Nam.

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*