Gỗ cao su ghép thanh và công dụng của gỗ cao su ghép thanh

cao-su-ghep-finger

Gỗ cao su ghép thanh là gì?

Gỗ cao su ghép thanh hay còn gọi là ván cao su ghép thanh hay là sản phẩm được làm ra từ việc ghép các thanh từ ngắn thành dài, từ nhỏ thành lớn với diện tích cần thiết. Có khá nhiều hình thức ghép nối đa dạng, mỗi hình thức ghép ván như vậy đều có ưu và nhược điểm riêng.

Những dạng của cao su ghép thanh

1. Dạng nối đầu thanh

Đây là cách ghép khá phổ biến trong công nghệ chế biến gỗ hiện nay, gỗ được ghép bằng cách nối đầu thành để tạo ra thanh gỗ dài có đủ chiều dài cần thiết cho việc sử dụng của khách hàng. Có hai cách nối đầu thanh là nối xiên gốc và nối răng lược.

a. Nối xiên gốc

Thợ cưa sẽ cưa xéo gốc ở hai đầu thành để ghép lại với nhau, cách ghép này khá chắc chắn.

b. Nối dạng finger

Đây là hình thức nối đầu thành bằng răng lược rất chắc chắn, tuy nhiên việc nối các đầu thanh với nhau theo cách này cần sử dụng tới thiết bị chuyên dùng là máy phay răng lược hoặc là máy dập răng lược để gia công cho đầu của thanh gỗ cần nối, sau đó cố định bằng keo hoặc sử dụng máy ép lực.

cao-su-ghep-finger

2. Ghép thanh thẳng tạo ván ghép cao su

Đây là phương pháp ghép dùng các thành để tạo thành ván ghép từ nhiều thanh phù hợp với nhu cầu sử dụng. Trong thực tế người ta chọn các thanh có chiều dài phù hợp với ván định ghép sau đó, có thể sử dụng cách nối đầu thanh để tạo ra thanh thẳng phù hợp nếu cần sau đó tiến hành ghép các thành lại với nhau. Chú ý khi ghép thang thẳng tạo ván ghép cao su phải tuân thủ các nguyên tắc như sau:

  • Xoay lật và sắp xếp các thanh lỏi sao cho sự sắp xếp toàn bộ các thanh lỏi tạo thành tấm ván ghép xuyên tâm.
  • Khi ghép cần chú ý rải đều các mối nối đầu thành trên toàn bộ diện tích bề mặt ván ghép nhằm tránh sự tập trung ứng suất ở mối nối
  • Nên sử dụng cùng một loại gỗ để tạo nên ván ghép thành nhằm tăng tính đồng đều và ổn định cao nhất cho ván ghép.
  • Các thanh gỗ sau khi được nối đầu thanh đủ kích thước chiều dài và đảm bảo các nguyên tắc như trên sẽ được tiến hành tạo mối liên kết cạnh thẳng của thanh lại với nhau.
  • Tiết diện và bề mặt của thanh ghép cần được gia công sao cho cùng loại và mặt tiếp xúc đảm bảo liên kết cao nhất nhằm tăng chất lượng mối nối.
  • Mốì liên kết này có thể thực hiện bằng cách dán keo từng đoạn hoặc dán keo liên tục suốt chiều dài cạnh.
  • Mối ghép bằng keo dán từng đoạn: Dùng keo đóng rắn nguội để tráng từng đoạn với khoảng cách đều nhau cho các mặt cạnh dán dính. Mỗi đoạn tráng keo dài từ 2 đến 5 cm. Sau đó ép trên máy ép nguội với lực ép đủ lớn và trong một khoảng thời gian xác định (tùy thuộc vào chế độ ép).

cao-su-ghep

Mối ghép bằng keo suốt chiều dài cạnh: Keo được tráng suốt chiều dài cạnh. Sau đó ép trên máy ép nguội với lực ép và trong một khoảng thời gian xác định. Mối ghép cạnh thẳng gia công đơn giản, dễ cơ giới hóa và tự động hóa.

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*