Tại sao lại cần chứng chỉ rừng trồng khi xuất khẩu đồ nội thất

chung-chi-rung-trong

Do những tác động của con người như khai thác lâm sản (hợp pháp và bất hợp pháp), chuyển đổi đất lâm sàng trồng trọt và chăn nuôi, xây dựng, đô thị hóa v.v… nên diện tích rừng tự nhiên đã và đang bị giảm đi đáng kể. Theo ước tính của FAO, hàng năm diện tích rừng tự nhiên trên toàn cầu mất đi khoảng 9 triệu ha song đến năm 2001 diện tích rừng chỉ còn khoảng 11,3 triệu ha và diện tích đất không có rừng khoảng 8 triệu ha. Môi trường sống của nhiều loài động vật, thực vật rừng cũng không biến mất hoặc bị thoái hóa nghiêm trọng.

Thực tế cho thấy nếu chỉ có các biện pháp truyền thống như tăng cường luật pháp, tham gia các công ước… thì không thể bảo vệ được diện tích rừng tự nhiên hiện còn của nhân loại, nhất là rừng nhiệt đới tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển. Một trong những biện pháp quan trọng hiện nay, được cả cộng đồng quốc tế cũng như từng quốc gia đặc biệt quan tâm, kết hợp với các giải pháp truyền thống nêu trên là cần phải thiết lập quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng.

Sự cần thiết cần phải có chứng chỉ  rừng trồng FSC

Theo tổ chức Gỗ nhiệt đới Quốc tế (International Tropical Timber Organisation): “Quản lý rừng bền vững là quá trình quản lý các khu rừng cố định nhằm đạt một hoặc nhiều hơn các mục tiêu quản lý đã được đề ra một cách rõ ràng như đảm bảo sản xuất liên tục những sản phẩm và dịch vụ của rừng mà không làm giảm đáng kể những giá trị di truyền và năng suất tương lai của rừng và không gây ra những tác động không mong muốn đối với môi trường và xã hội”. Trong khi đó theo Tiến trình Helsinki: “Quản lý rừng bền vững là sự quản lý và đất rừng theo cách thức và mức độ phù hợp để duy trì tính đa dạng sinh học, năng suất, khả năng tái sinh, sức sống của rừng và duy trì tiềm năng của rừng trong hiện tại và tương lai, các chức năng sinh thái, kinh tế, xã hội của chúng ở cấp địa phương, quốc gia và toàn cầu và không gây ra những tác hại đối với các hệ sinh thái khác”.

rung-trong

Như vậy, có thể khái quát rằng quản lý rừng bền vững phải đạt được sự bền vững trên cả ba phương diện: kinh tế, môi trường và xã hội.

Chứng chỉ rừng (Forest Certification) chính là sự xác nhận bằng văn bản – giấy chứng chỉ rằng một đơn vị quản lý rừng được cấp chứng chỉ đã được sản xuất trên cơ sở rừng được tái tạo lâu dài, không ảnh hưởng đến các chức năng sinh thái của rừng và môi trườn xung quanh và không làm suy giảm tính đa dạng sinh học.

Hiện nay, nhiều người tiêu dùng đã nhận thức được tầm quan trọng của các mặt hàng đồ gỗ được cấp chứng chỉ rừng, thậm chí hội người tiêu dùng tại Anh, Hà Lan còn có xu hướng tẩy chay sử dụng các loại hàng không có nguồn gốc xuất xứ. Nhu cầu đối với gỗ nhiệt đới đã được chứng chỉ ở thị trường châu Âu và Mỹ đã vượt quá cung. Hiện có hơn 8.000 sản phẩm trên khắp thế giới có mang biểu trưng của chứng chỉ rừng FSC (Hội đồng quản trị rừng thế giới) từ cửa gỗ đến lược chải đầu, từ văn phòng phẩm đến giấy toilet. Ngày nay, mạng lưới lâm sản toàn cầu, một nhóm các tổ chức và công ty cam kết sản xuất và buôn bán gỗ và lâm sản đã được chứng chỉ, đã có mạng lưới ở 18 quốc gia khác nhau trên khắp thế giới với hơn 600 thành viên. Theo kết quả thống kê nhu cầu sử dụng hàng có chứng chỉ rừng đã gia tăng với tỉ lệ 2-3% mỗi năm ở Anh. Ở Hà Lan có 500 công ty cùng với nhà nhập khẩu gỗ nhiệt đới lớn nhất ở châu Âu và lớn thứ 2 trên toàn thế giới, hiện đã cam kết chỉ mua sản phẩm đã có GSC. Các mạng lưới bán lẻ rất lớn từ Anh và Mỹ cũng hoạt động với vai trò xúc tác cho những thay đổi bởi họ đang gia tăng yêu cầu cung cấp gỗ đã được chứng chỉ.

chung-chi-rung-trong

          Ví dụ về các công ty cam kết ưu tiên lâm sản đã chứng chỉ như Home Depot (thu nhập 30 tỉ USD, công ty nâng cấp nhà cửa lớn nhất thế giới); Lowe’s Companies, Inc. (nhà bán lẻ nâng cấp nhà cửa lớn thứ 2 trên thế giới); B&Q (một trong những nhà bán lẻ nâng cấp nhà cửa lớn ở Anh). Có thể nêu ở đây mục tiêu dài hạn của IKEA, một tập đoàn đang hoạt động mạnh tại Việt Nam, là đảm bảo rằng tất cả các sản phẩm gỗ tại IKEA đều có nguồn gốc từ các khu rừng đã được xác định là quản lý tốt. Bước đầu tiên trong việc đạt được mục tiêu này là yêu cầu tất cả những nhà cung cấp lâm sản thực hiện các yêu cầu tối thiểu sau: Gỗ sử dụng phải được sản xuất tuân thủ theo luật pháp và các quy định về hoạt động lâm nghiệp hiện hành; Gỗ sử dụng không được khai thác từ các khu rừng cổ xưa hoặc có giá trị bảo tồn cao, trừ phi khu rừng đó đã được chứng chỉ theo các nguyên tắc và tiêu chí của FSC hoặc một hệ thống tương tự. Bước thứ 2 để đạt được mục tiêu này là nới rộng các yêu cầu trên đối với các nhà cung cấp lâm sản khác. Để kiểm tra các thành tựu đạt được sau khi thực hiện các bước trên, IKEA sẽ thiết lập một hệ cho phép theo dõi hành trình gỗ trong sản phẩm tạo thành đến các đơn vị quản lý rừng cụ thể.

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*