So sánh sự khác biệt giữa ván MDF và HDF

HDF

Bài viết muốn phân biệt cho quý vị biết sự khác biệt giữa ván MDF và HDF, để hiểu rõ vấn đề chúng ta cần biết cụ thể MDF là gì, HDF là gì và đặc tính của chúng

Định nghĩa ván MDF

Ván MDF hay viết tắt của từ medium density fiberboard là loại một vật liệu sản xuất từ gỗ qua quá trình xử lý bằng cách tách các liên kết sợi gỗ bằng keo hoặc hóa chất tổng hợp rồi sau đó ép lại thành từ tấm gọi là MDF. Để phân biệt với các loại ván ép LDF (Low Density MDF có tỉ trọng thấp và ván ép ULDF (Ultra Low Density MDF – ván ép tỉ trọng cực thấp).

Lịch sử sử hình thành của ván MDF

Ván gỗ MDF đầu tiên được sản xuất tại thành phố Deposit, New York, Mỹ và sau đó nhanh chóng hình thành thị trường ván MDF phát triển vượt bậc. Tấm ván ép tại châu Âu lần đầu tiên sản xuất năm 1973, sau đó thị trường châu Âu phát triển cực mạnh không kém thị trường tại Mỹ. Sản lượng MDF trung bình tại Mỹ năm 2015 là 20 triệu mét khối.

Tính chất của ván MDF

Do MDF có độ dày khác nhau, khả năng áp dụng cho các máy móc chế biến gỗ hiện đại khá dễ dàng, ván MDF rất được ưa chuộng trong ngành chế biến lâm sản và xây dựng và chúng dần thay thể các loại gỗ tự nhiên vốn càng ngày càng trở nên khan hiếm. Một yếu tố lợi thế của nó là người ta có thể kiểm soát được độ ẩm trong ván MDF nên gỗ chúng có nhiều ứng dụng khác nhau.

Ván MDF có thể được sản xuất từ các loại gỗ tận dụng cứng và gỗ mềm. Cấu tạo chính của ván MDF là các sợi gỗ được chế biến từ các loại gỗ mềm, để tăng tính chịu lực và độ bền người ta có thể sẽ cho vào một số thành phần gỗ cứng tùy theo các nhà sản xuất chọn được loại nguyên liệu gỗ cứng sẵn có gần đó.

MDF

Theo tiêu chuẩn của châu Âu, thành phần ván MDF thường có 82% sợi gỗ, 10% là keo và hóa chất tổng hợp, 7% là nước và 1% là các thành phần paraffin cứng và khoảng 0.05% silicon. Cấu tạo kết dính chính là urea-formaldehyde mặc dù tùy thuộc phẩm cấp và mục đích sử dụng, nhà sản xuất sử dụng các loại keo khác như melamine urea-formaldehyde, hoặc keo phenol hay polymeric methylene di-isocyonate (PMDI).

Quá trình sản xuất ván MDF là việc chế biến từ gỗ tự nhiên tạo ra các sợi gỗ sau đó được làm mềm bằng cơ học rồi trộn lẫn với keo. Các sợi gỗ sau khi kết dính được định hình bằng khuôn và đưa vào ép nhiệt.

Đặc điểm của MDF

Ván MDF có bề mặt khá phẳng nhẵn, có cấu trúc tinh thể đồng nhất và có màu rơm nâu nhạt. Tùy mục đích sử dụng mà người ta ép MDF thành các lớp và có màu sắc khác nhau như màu xanh lá cây là các loại gỗ chống ẩm, màu đỏ là gỗ chịu hóa chất….

Định nghĩa ván HDF

Ván HDF hay viết tắt của từ height density fiberboard là loại một vật liệu sản xuất từ gỗ qua quá trình xử lý bằng cách tách các liên kết sợi gỗ bằng keo hoặc hóa chất tổng hợp rồi sau đó ép lại thành từ tấm gọi là HDF. Ván HDF thường nặng hơn ván MDF và có tính chất chống thấm nước cao hơn ván MDF.

Những ưu điểm của ván HDF

Ít biến dạng: Ván HDF có cường độ chịu tải là 80kg/cm2 nên thường được làm ván sàn cho: phòng khách, phòng ngủ, phòng ăn, phòng trẻ em, cầu thang… Các khu vực công cộng như: siêu thị, hội trường, khách sạn, văn phòng, nhà trẻ…

HDF

Cường độ mài mòn: Ván HDF rất khó bị mài mòn do được phủ các lớp hóa chất như nhôm oxit nên rất cứng.

Khả năng chịu va đập: Mặt sàn có khả năng chịu va đập cao đối với những vật rơi nhờ đặc tính đặc biệt của lớp phủ Melamine và cấu trúc tổng thể của tấm sàn.

Khả năng chống bám bẩn: Dễ lau sạch các vết bẩn như: vết chì màu, vết bia, chè xanh, nước tiểu.. bằng khăn ẩm. Trong một số trường hợp có thể dùng thêm chất tẩy dành cho sàn Laminate. Tẩy các vết bẩn như sơn móng tay, xi đánh giầy, các loại dầu máy.. bằng khăn ẩm có tẩm dung dịch hòa tan phù hợp cho các loại vết bẩn.

Độ trơ bề mặt đối với xe đẩy: Ván HDF có khả năng chống trầy khá tốt.

Độ bắt lửa: Rất khó bắt lửa ngay cả đối với ngọn lửa trần cũng chỉ đế lại vết xém nhẹ. Vết xém được lau sạch dễ dàng bằng một chiếc khăn vải ẩm.

Độ thật và bền màu: Màu sắc ván HDF khá giống như màu gỗ tự nhiên, khó phai màu dưới ánh nắng mặt trời.

Độ chống cháy: Đặt Điếu thuốc lá cháy dài lên trên mặt ván HDF không để lại dấu vết cháy.

Hàm lượng Formaldehyd: Rất thấp so với chỉ số cho phép. Tuyệt đối an toàn đối với sức khỏe con người.

Bảng so sánh tỷ trọng của ván MDF với HDF

Tiêu chuẩn tỉ trọng  của MDF:
Tỉ trọng trung bình của ván MDF: 700 – 800kg/m3
Tỉ trọng lõi MDF: 600 – 700kg/m3
Tỉ trọng bề mặt MDF: 1000 – 1100kg/m3

Với các loại ván HDF khác nhau
Tỉ trọng HDF : Trên 800kg/m3
Tỉ trọng lõi HDF : trên 750kg/m3
Tỉ trọng bề mặt HDF: trên 1200kg/m3

Tùy theo nhà sản xuất, khối lượng MDF không cố định tùy theo kích thước. Đối vớiván MDF có tỉ trọng 750 kg/m3 thì khối lượng/m2 các tấm theo độ dày khác nhau

Ván MDF và HDF có nhiều độ dày và dao động từ 5mm đến 60mm. Kích thước thông dụng là rộng 1220mm, 1525mm và 1850mm với chiều dài thường là 2240mm 3660mm.

Từ khóa

  • So sánh ván MDF và HDF
  • Đặc điểm MDF
  • Tính chất ván MDF
  • Định nghĩa ván HDF

 

 

 

1 Comment

  1. nhà máy ván sàn tre
    Chào buổi sáng,
    Chúng tôi là nhà cung cấp sàn Trung Quốc, chúng tôi có thể cung cấp cho bạn với tất cả các loại sản phẩm tre: ván sàn, veneer tre, ván ép tre và đúc, sân ngoài trời và vinyl sàn, với giá cả phiền toái.
    xin vui lòng trả lời chúng tôi, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn giá cả cạnh tranh của chúng tôi sớm nhất.

    Các mẫu miễn phí sẽ có sẵn.

    cảm ơn

    Allen
    info@sinofloors.com

    http://www.sinofloors.com

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*