Khan hiếm nguyên liệu gỗ tại Việt Nam và giải pháp khắc phục

thieu-go-nguyen-lieu

Hiện nay ngành công nghiệp chế biến gỗ góp phần khá lớn vào sự phát triển của kinh tế tại Việt Nam. Nhưng hiện tại do nguồn cung gỗ nguyên liệu trong nước bị thiếu hụt một cách trầm trọng do đã bị khai thác cạn kiệt. Bài Viết muốn đề ra một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình.

Sự thiếu hụt của nguồn cung gỗ tại Việt Nam

Ngành công nghiệp chế biến gỗ đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Cụ thể, năm 2016 giá trị xuất khẩu gỗ và đồ gỗ đạt 6,9 tỷ USD. Tuy nhiên, việc khan hiếm nguồn gỗ nguyên liệu một lần nữa đặt ra nhiều thách thức đối với doanh nghiệp gỗ.

Dự kiến đến năm 2020 xuất khẩu gỗ và đồ gỗ đạt 10 tỷ USD thì nguồn cung gỗ nguyên liệu sẽ thêm 4 – 5 triệu m3/năm. Đây là một thách thức không nhỏ mà ngành chế biến gỗ phải đối mặt.

Hiệp hội Cao su VN (VRA) cho biết đang xuất hiện tình trạng khan hiếm nguyên liệu gỗ cao su phục vụ các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ cao su xuất khẩu. Theo tính toán của VRA, nhu cầu nguyên liệu gỗ cao su của các doanh nghiệp trong năm nay là 300.000-320.000m3 gỗ xẻ/năm, trong khi nguồn cung trong nước chỉ mới đáp ứng được hơn 30%, khoảng 100.000-120.000m3 gỗ xẻ/năm. Một cán bộ VRA cho biết nguồn nguyên liệu gỗ cao su chủ yếu lấy từ nguồn thanh lý của các vườn cao su già cỗi, tuy nhiên hiện nay nguồn cung cấp này đang giảm mạnh, nhiều diện tích cao su đến tuổi đã khai thác nhưng vẫn được giữ lại do giá mủ cao su đang đứng ở mức cao. Nguồn tin từ VRA cũng cho biết kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm đồ gỗ cao su trong năm 2005 dự báo sẽ đạt khoảng 100 triệu USD, với những thị trường tiêu thụ chính như Mỹ, châu Âu, Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan…

Từ nhiều tháng nay, việc thu mua nguyên liệu gỗ gặp rất nhiều khó khăn do giá gỗ nguyên liệu biến động thất thường và tăng cao. Để có nguyên liệu sản xuất, doanh nghiệp đã phải tranh mua với các doanh nghiệp khác ở Bình Dương, Đồng Nai và các tỉnh phía nam.

Do các doanh nghiệp lớn cạnh tranh thu mua nguyên liệu gỗ bằng cách nâng giá khiến cho cơ sở chế biến nhỏ như của gia đình chị rất khó thu mua gỗ phục vụ chế biến. Giá gỗ nguyên liệu hiện nay đã tăng từ 10-20% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng vẫn khó thu mua. Trong năm 2016 nhiều doanh nghiệp chỉ hoạt động ở mức 50-60% công suất do thiếu nguyên liệu. Để có nguyên liễu gỗ duy trì hoạt động, doanh nghiệp cũng phải đặt mua cả rừng chưa đủ tuổi.

thieu-go-nguyen-lieu
Theo ông Đoan Hùng chủ doanh nghiệp gỗ Tín Phong tại Bình Dương, trong 10 năm gần đây nghề chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh đã tăng lên nhanh chóng. Đến nay, toàn huyện có hàng trăm cơ sở và hộ gia đình làm nghề chế biến lâm sản, mỗi năm tiêu thụ hàng chục nghìn mét khối gỗ nguyên liệu. Sản phẩm gỗ xẻ, ván, gỗ bóc của huyện được xuất khẩu nhiều nước trên thế giới, góp phần nâng cao đời sống của người dân và làm thay đổi bộ mặt nông thôn. Tuy nhiên, việc tăng trưởng nóng các cơ sở chế biến gỗ đã dẫn đến khan hiếm nguồn nguyên liệu, nhiều cơ sở hoạt động cầm chừng, không ít cơ sở cũng đã phải tạm dừng hoạt động.

Cùng với tăng quá nhanh các công ty chế biến gỗ tại các địa phương đã khiến cho nguồn nguyên liệu ngày càng khan hiếm. Theo tính toán, hiện nay nhu cầu gỗ lâm sản phục vụ cho các cơ sở chế biến gỗ và sản xuất giấy trên địa bàn tỉnh cần tới 6.800.000 m3/năm, nhưng đến nay sản lượng nguyên liệu gỗ bình quân của tỉnh mới chỉ đạt trên 280.000 m3/năm, thiếu tới 400.000 m3/năm.

Giải pháp giải quyết vấn đề thiếu nguyên liệu gỗ

Khắc phục tình trạng khan hiếm nguồn nguyên liệu gỗ, Nhiều công ty đang xây dựng chiến lược phát triển vùng nguyên liệu bền vững, nhằm đưa kinh tế đồi rừng phát triển tương xứng với tiềm năng và lợi thế sẵn có.
Dự kiến, công ty gỗ sẽ quy hoạch vùng phát triển nguyên liệu gắn với các nhà máy chế biến với diện tích hàng ngàn ha rừng trồng, chủ yếu là sản xuất gỗ nhỏ để phát huy cao nhất năng xuất rừng trồng, đồng thời đáp ứng đủ nhu cầu nguyên liệu cho các nhà máy.
Bên cạnh đó, tỉnh cũng đưa loài cây phù hợp để trồng rừng sản xuất gồm keo tai tượng, keo lai, mỡ vào trồng, nâng tỷ lệ giống mới lên 30-40% vào năm 2020. Đồng thời áp dụng quy trình kỹ thuật trồng rừng thâm canh, trồng mới và chuyển hóa rừng kinh doanh gỗ nhỏ sang kinh doanh gỗ lớn để tăng năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng, nâng cao tỷ lệ gỗ nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy chế biến và sản xuất đồ gỗ lớn trên địa bàn.
thieu-go-nguyen-lieu-cao-su
Thu hút các doanh nghiệp đầu tư công nghệ tiến tiến, hiện đại, đồng bộ; đưa tỷ lệ ván nhận tạo, ván ghép thanh, đồ gỗ từ 10% như hiện nay lên 30% vào năm 2020. Mặt khác, tỉnh cũng thu hút đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất ván ghép thanh, ván MDF, nhà máy chế biến gỗ tạichỗ.
Bên cạnh đó cần đầu tư giải pháp công nghệ để nghiên cứu, tuyển chọn các giống cây cho năng suất cao, chất lượng tốt, có đặc tính phù hợp với sản xuất công nghiệp, đáp ứng nhu cầu sử dụng nguyên liệu trong nước và xuất khẩu.

Để đảm bảo uy tín cho sản phẩm gỗ. Nhà nước cũng cần kiểm soát một cách chặt chẽ nguồn gỗ chuyển tải từ công ty mẹ ở nước ngoài vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, ngăn ngừa việc trốn thuế và lẩn tránh xuất xứ.

Các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam nên tập trung phát triển sản phẩm có ưu thế cạnh tranh cao như đồ gỗ nội thất, đồ gỗ ngoài trời, đồ mộc mỹ nghệ và sản phẩm mây tre và xây dựng hệ thống phân phối sản phẩm có hiệu quả đối với cả thị trường trong và ngoài nước.

Liên kết để ứng phó với sự cạnh tranh của DN Trung Quốc

Chất lượng gỗ rừng trồng có đường kính nhỏ là chủ yếu, năng suất lại thấp. Theo ông Bùi Như Việt (BIFA), gỗ tràm, keo, chu kỳ khai thác 7 – 10 năm mới đạt chất lượng nhưng hiện nay nông dân lại chuộng trồng các loại giống F4, F5 chỉ sau 4 – 5 năm là thu hoạch, chất lượng gỗ kém hẳn, không đủ kích cỡ để chế biến mà chủ yếu để băm dăm phục vụ ngành giấy”.
Bên cạnh đó, thách thức lớn chính là chứng chỉ cho gỗ. Đến nay mới chỉ có khoảng 200 ngàn ha gỗ rừng trồng ở Việt Nam được cấp chứng chỉ FSC, chiếm 8% diện tích rừng sản xuất của cả nước. Yêu cầu trong các năm tới phải có 100% gỗ có chứng chỉ FSC và gỗ hợp pháp là một thách thức lớn đối với DN gỗ Việt Nam, trong khi mối liên kết giữa nông dân với DN trồng rừng vẫn chưa có.Theo ông Điền Quang Hiệp – Giám đốc Công ty MIFACO, ở Mỹ có hiệp hội gỗ cứng, còn ở Việt Nam các hiệp hội gỗ hầu hết là nơi quy tụ những DN chế biến gỗ (HAWA, BIFA…) chứ chưa có hiệp hội của những DN chuyên trồng rừng. Đây là một nguyên nhân khiến cho nguồn gỗ nguyên liệu chưa ổn định.

Để cứu vãn thị trường gỗ nguyên liệu, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định vừa kiến nghị Chính phủ ban hành các giải pháp hạn chế xuất khẩu gỗ bằng cách tăng thuế gỗ tròn và gỗ xẻ lên 20%, hạn chế thương nhân nước ngoài thu gom, khống chế thị trường gỗ nguyên liệu rừng trồng. Vấn đề quan trọng nữa là cần sự liên kết giữa các DN để đối phó với việc DN Trung Quốc cạnh tranh nguyên liệu.

Ông Nguyễn Chiến Thắng – Phó chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM (HAWA) góp ý: “Tôi từng sang Trung Quốc nhiều lần và nhận thấy độ liên kết giữa các DN gỗ với nhà cung ứng rất cao. Chỉ có liên kết DN mới tạo được niềm tin, giữ được chuỗi giá trị, hạ giá thành sản phẩm”.

Từ khóa
Khan hiếm nguyên liệu gỗ
Thiếu hụt nguyên liệu gỗ
Nguyên liệu gỗ
khan hiếm nguyên liệu gỗ cao su
thiếu hụt nguyên liệu gỗ cao su

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*